Trà xanh thật sự tốt với tất cả mọi người không? Và ai cần tránh uống trà?


Trà xanh là một trong những linh dược của thiên nhiên, tuy nhiên không phải mọi người đều nên sử dụng trà xanh vì một số thành phần trong trà xanh không thực sự tốt trong quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Trẻ nhỏ 3 tuổi: Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không nên uống trà dù chỉ là lượng nhỏ vì trong trà có chứa axit tannic khi được đưa vào dạ dày, gặp chất sắt sẽ gây nên phản ứng. Từ đó sẽ sinh ra những chất bất lợi khiến cho lượng sắt trong cơ thể trẻ bị thiếu hụt, thậm chí dẫn đến chứng thiếu máu.
Người táo bón: Các chất phenol trong lá trà có tác dụng gây co niêm mạc dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến hấp thu và tiêu hóa thức ăn, làm táo bón nặng thêm.
Người suy nhược thần kinh và mất ngủ: Chất caffeine trong lá trà gây hưng phấn thần kinh trung ương. Người suy nhược thần kinh và mất ngủ mà uống trà vào buổi chiều hoặc tối sẽ mất ngủ nặng hơn. Chỉ nên uống trà nhạt hày trà ướp hoa vào buổi sáng và trưa.
Người thiếu máu: Chất tananh trong lá trà sẽ kết hợp với chất sắt trong thực phẩm tạo thành chất lắng cặn không thể hấp thu được.
Người thiếu caxi và loãng xương: Chất kiềm thiên nhiên trong lá trà hạn chế sự hấp thu canxi trong nước tiểu, gây thiếu hụt caxi trong cơ thể làm cho người còi cọc, loãng xương.
Người loét dạ dày: Trà là loại đồ uống kích thích bài tiết axit. Uống nhiều trà kích thích bài tiết ra quá nhiều axit. Chất tananh của trà làm giảm hoạt tính của men, khiến cho tế bào thành dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Những người bệnh nhẹ có thể uống trà đen pha đương hay pha sữa sau khi uống thuốc khoảng 2 giời đồng hồ sẽ có lợi cho niêm mạc dạ dày. Trà cũng có tác dụng ngăn chặn hợp thành các chất gốc nitơrat trong cơ thể, hạn chế khả năng chuyển biến bệnh thành ung thư.
Người bị bệnh tim và cao huyết áp: Uống trà nhiều tim sẽ đập nhanh, nhịp tim cao, huyết áp tăng, hoàn toàn không có lợi cho người bị bệnh tim và bệnh cao huyết áp.
Người bị bệnh xơ cứng động mạch: Do trà có nhiều chất hoạt tính sinh vật như caffeine, chất kiểm, nên làm tăng hưng phấn, đường huyết mạch dẫn đến não bị co rút, không cung cấp đủ máu cho đại não, lưu lượng máu chậm lại,phát sinh tắc động mạch não.
Người suy dinh dưỡng: Trà có tác dụng phân giải lipid, người suy dinh đưỡng mà uống nhiều trà lại càng thiếu hút dinh dưỡng hơn.
Người sốt cao: Caffein của trà làm tăng nhiệt độ cơ thể người và giảm hiệu quả thuốc.
Người bệnh gan: Chất caffeine trong trà được bài tiết ra ngoài chủ yếu qua gan. Nếu gan yếu mà uống trà nhiều gan sẽ phải làm việc quá tải, càng làm tổn thương gan.
Người bệnh sỏi đường tiết niệu: Trà chứa nhiều axit oxalic, axit này kết hợp với canxi trong nước tiểu tạo nên sỏi trong đường tiết niệu.
Người bệnh tim: Trà chứa nhiều caffein nên dễ gây hưng phấn, làm tăng nhịp đập của tim, làm các bệnh tim trầm trọng hơn. Những người nhịp tim quá nhanh, tim co thắt mạnh chỉ nên uống các loại trà nhạt. Ngược lại, những người nhịp tim chậm dưới 60 lần/phút thì nên thường xuyên uống trà để tăng nhịp tim lên.
Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, sắp sinh, cho con bú, tiền mãn kinh không nên uống trà nhiều: Kinh nguyệt khiến cho chơ thể cần bổ sung nhiều sắt. Trà chứa hơn 30% axit oxalic, hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt, kết hợp với phân tử sắt trong ruột và dạ dày tạo nên chất cặn không hấp thu được. Vì vậy, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt không nên uống trà.
Chất caffeine trong trà làm tăng nhịp tim, tăng áp lực tim và thận, kích thích nước tiểu, gây ngộ độc thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nên phụ nữ đang mang thai không nên uống trà. Khi sắp sinh nở mà uống nhiều trà sẽ gây giật mình, mất ngủ, thể lực giảm sút, gây khó để, mệt mỏi.
Chất tananh của trà hòa vào tuần hoàn máu sẽ gây ức chế hoóc môn tuyến sữa, làm thiếu sữa. Chất tananh còn thâm nhập vào sữa mẹ truyền sang cơ thể em bé, gây co giật dạ dày khóc théo lên không rõ nguyên nhân. Do vậy phụ nữ đang cho con bú không nên uống trà.
-1000 Câu Hỏi Tại Sao-

Share this

Related Posts

First