Trong những thế kỷ trước, con người buồn chán vì họ không có nhiều việc để làm. Còn trong thế kỷ hiện tại, con người buồn chán vì họ có quá nhiều việc để làm. Chúng ta đang sống trong thời đại thừa mứa thông tin. Và điều đó khiến bạn trở nên buồn chán. Bạn cảm thấy khó mà ra quyết định nên làm việc gì và không nên làm việc gì. Đâu là tiêu chí để mình nên làm việc này và bỏ qua việc kia.
Ta có thể phân ra làm 2 loại buồn chán : simple boredeom ( buồn chán giản đơn ) và hyperboredom ( buồn chán quá mức ). Hyperboredom là trạng thái buồn chán kéo dài triền miên, thiếu vắng những mục tiêu sống có ý nghĩa, khi bạn mất đi niềm tin vào khả năng của bản thân có thể thực hiện được một mục tiêu mình mơ ước.
Bất cứ khi nào cảm thấy buồn chán, bạn hãy hỏi mình 3 câu hỏi sau :
1. Hoàn cảnh sống hiện tại đã giúp tôi phát triển bản thân như thế nào ?
2. Hoàn cảnh sống hiện tại giúp tôi đem lại hạnh phúc cho người khác như thế nào ?
3. Liệu con người thông thái nhất trên quả đất này nhìn vào hoàn cảnh hiện tại của tôi và anh ta sẽ làm như thế nào ?
Tôi tin rằng nếu chúng ta thực tập nhìn vào những giá trị tiềm ẩn trong những hoạt động mà ta cho là buồn chán thì chúng ta sẽ trở nên tốt hơn, mở rộng chiều kích của cuộc sống chúng ta.
Sau đây là 6 tip giúp bạn vượt qua nỗi buồn chán:
1. Thêm từ “thiền định”(meditation) vào sau mỗi hoạt động mà bạn cảm thấy buồn chán. Chỉ cần nói từ “ thiền định” thì nó sẽ giúp bạn cảm thấy mình có tính tâm linh hơn. Ví dụ như khi bạn đang bị kẹt xe ở trên đường, bạn hãy nói là : kẹt xe “ thiền định”. Hay khi bạn đang rửa chén : rửa chén “ thiền định”…
2. Nếu như bạn không thể thoát khỏi hoàn cảnh buồn chán đó thì bạn hãy chấp nhận nó. Nếu 1 việc gì đó khiến bạn buồn chán trong 2 phút thì bạn hãy làm nó trong 4 phút. Nếu bạn vẫn cảm thấy buồn chán thì hãy làm nó trong 8 phút… Và cuối cùng thì bạn sẽ khám phá ra rằng công việc đó không hẳn là hoàn toàn buồn chán, tẻ nhạt.
3. Hãy mang tâm trí của 1 nhà báo, nhà khoa học, nhà nghiên cứu vào mỗi hoạt động của bạn. Hãy nghiên cứu những thứ xung quanh bạn. Nếu bạn mang theo năng lực phân tích của nhà khoa học vào mỗi hoạt động gây buồn chán thì bạn sẽ thấy mọi thứ đều trở nên thú vị.
4. Hãy tìm ra điều gì đó khiến bạn cảm thấy biết ơn khi thực hiện hoạt động gì đó gây buồn chán.
5. Suy nghĩ về 1 điều gì đó giúp nâng cao tinh thần. Ví dụ như nhìn ảnh người thân. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh là nhìn ảnh người mà bạn yêu thương có tác dụng nâng cao tinh thần con người mộ cách đáng kể.
6. Tự hỏi mình “ Tôi có phải là người buồn chán, tẻ nhạt hay ko ?”