Tại sao cần phải có kinh nghiệm làm việc?

Trong tất cả những lần tiếp xúc với sinh viên hoặc đọc trên báo, tôi đều nhận thấy mối lo ngại lớn nhất của các bạn đó là “Mọi Công ty đều tuyển những người có kinh nghiệm?” và đây là một trong “thủ phạm” hàng đầu khiến các bạn không xin được việc. Vậy, kinh nghiệm là cái gì vậy? Tại sao các Công ty lại cần nó? Tôi sẽ dành nguyên bài này để phân tích cho các bạn hiểu nghĩa của từ “kinh nghiệm” dưới góc độ Nhà tuyển dụng và nhiệm vụ của các bạn phải làm để chinh phục Nhà tuyển dụng.
***Kinh nghiệm nói 1 cách dễ hiểu đó là trải nghiệm của 1 người về một sự việc nào đó, mà qua đó họ rút ra được những bài học, những cách thức làm phù hợp nhất. Do đó, các cụ bảo Thất Bại đẻ ra Thành công là như vậy, thất bại cho chúng ta bài học và do đó những cái chúng ta nghiệm lại thấy kinh thì gọi là kinh nghiệm. 

--------------------------------------------------------
Vậy dưới góc độ Nhà tuyển dụng - Người có kinh nghiệm tức là người:
--------------------------------------------------------
1) Có thể làm được việc ngay sau thời gian thử việc:
Thông thường các doanh nghiệp sẽ cho bạn 02 tháng thử việc và nhiệm vụ của các bạn là phải nắm được nhanh nhất có thể những kiến thức mà các bạn học được cả kỹ năng Cứng lẫn kỹ năng Mềm. Như vậy, sau thời gian này mà các bạn vẫn không lĩnh hội được thì cả những người đã đi làm vài ba năm cũng sẽ bị đuổi việc chứ không phải sinh viên mới ra trường.
--------------------------------------------------------
2) Là người công ty tốn ít thời gian và công sức nhất để đào tạo:
Đối với người có kinh nghiệm, họ sẽ tạo ra cảm giác họ học nhanh hơn các bạn và do đó công ty không cần phải mất quá nhiều công sức, chi phí và thời gian để đào tạo. Nhiệm vụ của các bạn phải thể hiện được mình là người có tố chất, thông minh, nhanh nhẹn và học nhanh nhất.
--> Lời khuyên của tôi đó là nên chọn 1 vị trí không đòi hỏi quá sâu về chuyên môn vì kiến thức chuyên môn không thể tiếp thu nhanh được, thay vào đó hãy chọn những vị trí mà thiên về kỹ năng nhiều hơn (như bán hàng, tiếp thị, marketing…) để rút ngắn thời gian đào tạo.
--------------------------------------------------------
3) Là người có kỹ năng mềm đủ tốt để xử lý những công việc “không tên” phát sinh hằng ngày:
Tôi từng hướng dẫn cho rất nhiều người mới vào công ty và đối với các bạn sinh viên mới ra trường, tôi mất rất nhiều thời gian để hướng dẫn các bạn sử dụng máy photo, máy scan, cách viết báo cáo, thậm chí là cách dùng Powerpoint.
--> Vậy hãy đảm bảo các bạn xử lý những việc vớ vẩn này ngon lành, đừng lóng ngóng với đống giấy lộn khi sếp bạn yêu cầu.
--------------------------------------------------------
4) Là người có thể tích nghi văn hóa của doanh nghiệp 1 cách nhanh nhất:
Hãy tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của công ty và TUYỆT ĐỐI TUÂN THỦ nội quy lao động. Hãy chuyên nghiệp hết mức có thể từ tác phong, ăn mặc, lời ăn tiếng nói và quan trọng nhất các bạn phải đúng hẹn về thời gian (deadline trong công việc).
Tóm lại, Kinh nghiệm nó là thứ tạo ra cảm giác cho Nhà tuyển dụng rằng họ yên tâm khi tuyển bạn, họ không cần mất quá nhiều công sức, chi phí và thời gian để đào tạo các bạn. Như vậy, nhiệm vụ của các bạn đó là thể hiện được bạn thừa khả năng để đáp ứng tốt 4 điều bên trên.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »