Tác hại của formalđêhít là gì?

Tác hại do formalin:
- Có mù hăng rất khó chịu, đặc biệt trong trường hợp formalin bay hơi từ dung dịch cố định xác động vật;
- Kích thích da, làm khô biểu bì, có khả năng xâm nhập qua da tổn thương vào máu...
- Kích thích niêm mạc mắt, gây chảy nước mắt, có khi chảy liên tục; giảm thị lực do kích thích lên giác mạc, tuyến lệ...
- Kích thích niêm mạc mũi, chảy nước mũi;
- Gây đau đầu, mệt mỏi. Tiếp xúc với formalin nhiều giờ đồng hồ có thể dẫn đến ức chế, ngủ "mê mệt". Cảm giác "ngủ sâu" do formalin hoàn toàn khác với giấc ngủ ta có được sau những ngày lao động chân tay mệt mỏi.
- Làm khô, rát họng, khó thở;
- Làm nặng thêm các trường hợp đang bị hen, suyễn;
- Gây dị ứng (có người phải chuyển công việc vì dị ứng nặng với formalin).
- Nếu cơ thể trong tình trạng mệt mỏi nhưng phải ở trong môi trường không khí có nồng độ formalin cao sẽ dễ bị ngất do các ảnh hưởng của formalin đến hô hấp, tuần hoàn ... (đặc biệt vào mùa hè).
- Gây toan huyết, trúng độc.
- Mối, mọt cũng biết "chừa lại" phòng giữ các dụng cụ ướp mô động vật trong khi các phòng lận cận bị chúng "gây tổn thất nặng nề". Formalin bay hơi từ các dụng cụ chứa đã ngăn cản chúng, đã làm chúng "sợ"!
Tất cả những biểu hiện trên đều là những hiện tượng thường thấy và đã thấy trong các giờ học giải phẫu học sử dụng tiêu bản giữ trong formalin.
Nếu phải tiếp xúc với formalin nhiều ngày, người ta có thể bị "trơ", các biểu hiện trên mất dần nhưng tác động lâu dài thì thật khó lường.
- Căn cứ vào các bằng chứng khoa học, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (U.S Environmental Protection Agency), Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency for Research on Cancer), Liên hiệp châu Âu (European Union) đã xếp formalin vào dang sách những chất gây ung thư và có những quy định cụ thể về sử dụng hoá chất này.
Một số nước châu Âu đã áp dụng quy định hạn chế sử dụng formalin, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm qua sử lý formalin, hạn chế sử dụng formalin trong ướp xác và đang cân nhắc tiến tới cấm hoàn toàn sử dụng formalin kể cả sử dụng trong ướp xác từ nhiều năm nay. Từ ngày 22 tháng 9 năm 2007, Liên hiệp châu âu đã chính thức cấm hoàn toàn sử dụng formadehyde vì nguy cơ gây ung thư của hoá chất này.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »