Các câu hỏi khác kiểu này: "Tại sao bạn Teddy chỉ có bố?", "Mẹ có yêu bố nhiều như mẹ yêu con không?"...
Điều bé thực sự muốn hỏi là gì: Trẻ thường để ý khi bố mẹ cãi nhau và lo lắng "Mẹ cũng sẽ hét con như thế phải không?". Một đứa trẻ 4 tuổi có thể chưa có khả năng nhận thức để quan tâm tới những người khác nhưng trẻ ở độ tuổi này có thể thắc mắc khi thấy bố và mẹ mình nổi điên với nhau. Từ góc nhìn của trẻ, nếu những người yêu thương nhau lại cãi nhau nhiều như thế thì liệu tình yêu có phải là thứ đảm bảo? Thực tế câu hỏi "mẹ có yêu con không" thường sẽ là thắc mắc tiếp theo câu hỏi trên.

Nếu sự bất hòa trong gia đình vẫn tiếp diễn, hãy nhớ đừng để xảy ra trước mặt trẻ, đến khi nào bạn có thể. Nhưng khi những việc này không còn nhịn được nữa, bạn có thể cố gắng tách biệt hai khái niệm tình yêu và tranh cãi, bằng cách nói với con "Bố mẹ đang cố gắng giải quyết một số khúc mắc thôi con ạ".
Cách này cũng sẽ giúp giải quyết những vấn đề khác và tạo tiền đề cho sau này, khi những tranh luận phức tạp hơn nữa hoặc vợ chồng bạn cuối cùng phải đi đến quyết định ly thân hay ly hôn.
Không nên nói điều gì: Theo nhà tâm lý Brooks, việc chỉ nói "Ừ, đúng rồi, bố mẹ vẫn yêu nhau" khi hai người hay cãi nhau không thực sự là một câu trả lời hoàn chỉnh. Bạn cũng đừng ngạc nhiên khi có lúc thấy con lặp lại sự giận dữ như mình từng thể hiện, và hãy nhắc bé rằng bạn yêu con nhiều thế nào.