Cơ chế hình thành màu sắc của pháo hoa?

Màu sắc của pháo hoa mà chúng ta nhìn thấy phụ thuộc vào thành phần pha trộn của mỗi hạt cháy (phần hoá chất tạo ra hiệu ứng tia sáng lấp lánh trong một quả pháo gọi là “hạt cháy” (star). Hạt cháy này là những tinh thể li ti được tạo ra bằng cách trộn một tỷ lệ hóa chất chính xác. Các hóa chất được trộn với tỷ lệ chính xác và đồng đều bao nhiêu thì hỗn hợp sẽ cháy nhanh hơn. Ngoài ra còn bao gồm cả thuốc nổ và đó cũng là lí do vì sao khi pháo hoa phát sáng đều có tiếng nổ vang rền...)

Mỗi loại hoá chất sẽ tạo nên màu đặc trưng:
- Stroni nitrat là màu đỏ.
- Đồng là màu xanh da trời.
- Bari nitrat tạo màu xanh lá cây.
- Muối natri sẽ tạo màu vàng hoặc cam.
Và bằng cách phối các màu này với nhau sẽ tạo thêm được nhiều màu sắc khác nhau nữa như stronti (đỏ) trộn với đồng (xanh da trời) sẽ ra màu tím. Bên cạnh đó, yếu tố nhiệt độ cũng cần thiết để tạo ra những màu sắc mong muốn. Nhôm đốt cháy ở nhiệt độ 1.500ºC sẽ tạo ra sắc vàng lấp lánh còn ở nhiệt độ cao hơn khoảng 3.000ºC sẽ tạo ra các tia lửa trắng.

Yếu tố quyết định hình thù của pháo hoa khi được bắn ra

Lớp vỏ pháo thường được làm bằng giấy hoặc bìa các tông, bảo vệ phần lõi gồm các thành phần nhiên liệu đã được pha trộn một cách cẩn thận theo công thức bí mật được các công ty sản xuất pháo giữ kín. Các hạt cháy thì được bao bọc trong nhiều lớp, bố trí bởi những lớp bìa các tông ngăn cách thành các tầng khác nhau trong lớp vỏ pháo và giữa mỗi lớp ngăn đều có thuốc pháo nằm xen kẽ. Sự sắp xếp của những hạt cháy trong lớp vỏ sẽ quyết định hình dạng được bắn ra của một quả pháo.
Ví dụ: những hạt cháy được xếp theo hình hoa thì khi được bắn ra nó sẽ có hình dạng hoa như vậy.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »