Tại sao năm 2017 rồi mà mọi người vẫn dùng SMS?

Short Message Service (viết tắt là SMS) là một giao thức được sử dụng để gửi các tin nhắn ngắn qua mạng di động. SMS đầu tiên được gửi đi là vào năm 1992. Đến năm 2010, SMS là ứng dụng dữ liệu được sử dụng rộng rãi nhất, với hơn 80% thuê bao di động sử dụng


Và sau đó, đến thời đại smartphone. Smartphone đã mở ra con đường mới để người dùng giao tiếp qua nhiều hình thức khác nhau – từ email và tin nhắn tức thời đến các ứng dụng nhắn tin OTT.

Tuy nhiên, dù các kênh giao tiếp khác tăng trưởng mạnh, SMS vẫn được sử dụng rất rộng rãi và vẫn là một trong những kênh liên lạc chính. Vì sao? Sau đây là 4 nguyên nhân quan trọng.

SMS là cách giao tiếp hiệu quả nhất, đạt tỷ lệ 90% đọc ngay trong vòng vài phút.

Khi nói về tính tức thời, SMS vẫn duy trì được tỷ lệ đọc cao nhất so với email và các ứng dụng OTT. Dịch vụ SMS sẽ có mặt và sử dụng được miễn là bạn có điện thoại di động và đăng ký gói cước. Điều này khiến SMS tiếp cận được tất cả các đối tượng trên toàn cầu, vì SMS không cần đến các kết nối kiểu như chấp nhận yêu cầu của bạn bè, hay cả hai bên phải cùng tải ứng dụng.

Vì có ít rào cản nên SMS cho phép người dùng nhận tin nhắn nhanh, lý tưởng để gửi những nội dung ngắn gọn, gấp gáp.

SMS là giải pháp phù hợp với tất cả mọi người dùng di động
Công nghệ gửi và nhận SMS không phụ thuộc vào internet tốc độ cao, tiếp cận được với tất cả mọi người. Trong khi đó, các dịch vụ OTT như WhatsApp, Facebook Messenger, Viber và WeChat đều cần có kết nối internet. Các ứng dụng khác nhau cũng cần đến sự tương thích phần cứng, phần mềm khác nhau, không dùng được với các loại điện thoại cơ bản hoặc những smartphone mà ứng dụng OTT đó không hỗ trợ.

Chẳng hạn, không phải mọi ứng dụng nhắn tin OTT đều có trên hệ điều hành Firefox OS, Windows, Blackberry hay ngay cả các phiên bản phổ biến iOS và Android.

Trong khi đó, người dùng không cần kết nối web, hay là cùng tải, sử dụng một ứng dụng OTT chung mới có thể gửi, nhận SMS được.

Hình thức liên lạc lý tưởng của các công ty

SMS giữa hai thuê bao thông thường được gọi là SMS P2P (person-to-person). Trong khi đó, SMS A2P (Application-to-person) lại cho phép một ứng dụng gửi các tin nhắn đi cho thuê bao di động. Các trường hợp điển hình sử dụng SMS A2P bao gồm các dạng xác nhận thanh toán, nhắc nhở họp, cập nhật tài khoản ngân hàng, đặt vé di động, cập nhật chuyến bay….

Vấn đề với SMS A2P truyền thống là quá trình này thiếu uyển chuyển và có thể đắt đỏ đối với các công ty. Các biện pháp truyền thống yêu cầu công ty phải giữ liên lạc với nhiều người trung gian khác nhau – chẳng hạn như những người tập hợp SMS, các nhà cung cấp cổng, các nhà marketing, những người bán lại – trước khi tiếp cận được kho SMS của các nhà cung cấp mạng lưới.

Ngày nay, một dạng nền tảng giao tiếp đám mây mới đã tận dụng được các công nghệ dễ dàng triển khai hơn để tăng chất lượng chuyển tin nhắn. Chúng cũng kết hợp mô hình trả phí theo sử dụng với các công cụ đơn giản API (Application Program Interface), cho phép nhà phát triển dễ tích hợp vào các ứng dụng của họ, trong khi vẫn duy trì phí hoạt động thấp.

Trong thực tế, cách làm này bỏ qua vai trò của người trung gian. Nhờ tiếp cận trực tiếp được với mạng lưới viễn thông toàn cầu, các công ty gửi SMS nhanh hơn và mức độ tin cậy tốt hơn. Vì thế, nhiều công ty sử dụng SMS A2P, đặc biệt là các công ty mới khởi nghiệp.

Sự phát triển của xác thực 2 yếu tố qua SMS

Với sự phát triển đa dạng của các thiết bị di động, ngày càng nhiều dữ liệu cá nhân được chuyển qua web. Để gia tăng bảo mật, xác thực 2 yếu tố đã trở thành biện pháp mà các công ty dùng để bảo vệ người dùng.

Sử dụng SMS làm biện pháp xác thực đang gia tăng, vì hầu như người dùng nào cũng luôn có thiết bị di động bên mình. Phí gửi SMS cũng rất thấp lại dễ dàng.

Các công ty dùng SMS trong khâu xác thực hai yếu tố bao gồm Google, Apple, Facebook, Twitter, Dropbox, PayPal và LinkedIn.

Ngày nay, SMS có thể bị xem là công nghệ cổ xưa, lạc hậu – nhưng thực tế là SMS đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối những công nghệ hiện đại nhất. Vì thế, SMS còn lâu mới biến mất.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »